BÀI 4: Quy y Tam Bảo
Hỏi:
Như thế nào thì được gọi là một “Người Phật tử”?
Đáp:
Nói chung được gọi là “Người Phật tử” thì được đặt định bằng cách có hay không
có quy y mà là quy y nơi Tam Bảo. Tại sao nói vậy, đối với phẩm hạnh của Tam Bảo
[ở mức] tối thiểu mà chỉ có được sự hiểu biết sơ lược nên không đủ tâm tư kỳ vọng
vào đó thì không có cách nào bước vào bên trong của “Người Phật tử”. Bây giờ
cách để quy y Tam Bảo là, với tâm tư kỳ vọng từ tận đáy lòng để tin tưởng nơi
Tam Bảo có được năng lực cứu thoát [ra khỏi] từ nỗi khiếp sợ của những đau khổ
trong vòng luân hồi và các cõi ác, đó là trọng yếu của quy y. Đới với điều đó
được gọi là Ý quy y. Có được sự tư duy giống như vậy từ đó phát (nói) lên những
câu: “[Con xin] quy y nơi Đức Phật” (Đến nương náu nơi Đức Phật), thì được gọi
là Khẩu quy y.
Cũng
vậy, nơi Phật Bảo thì, tự thân [Ngài] diệt trừ tận gốc rễ tất cả những khuyết
điểm của hai chướng (phiền não chướng và sở tri chướng) v.v… Bậc Khai Thị Chánh
Đẳng (Đức Phật) đã giảng dạy không tà kiến (không sai lầm) sự quy y cho người
khác bằng những phẩm hạnh viên mãn của trí bi dũng v.v… Pháp liễu ngộ và đoạn
trừ được bao gồm trong Diệt Đế và Đạo Đế của Dòng Thánh mà Ngài đã giảng dạy đó
là Chân Pháp hay Chân Thật Pháp Bảo, và tất cả những Pháp đó Chư Tăng Già đã
thành tựu như lý, là bằng hữu chánh đáng thực hiện sự quy y, từ đó nếu có được
một sự khẳng định vững vàng thì quy y mà đặt kỳ vọng vào những điều như thế, đó
cũng là sự quy y thanh tịnh. Không những vậy, chỉ một sự hiểu biết sơ lược về
phẩm hạnh của Tam Bảo mà cũng không có được, cho dù lập lại nhiều lần câu nói
“[Con] xin quy y”, ngoại trừ chỉ là lợi ích của những lời nói và sẽ không đến
được với sự quy y thanh tịnh. Nói chung về nhân của sự quy y là khiếp sợ bất kỳ
những loại đau khổ nào của mình và người, và từ đó tin tưởng vào đối tượng quy
y có được năng lực cứu thoát, đó là hai cái nhân chính yếu.
Hỏi:
Đối tượng quy y là mỗi một Tam Bảo [Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo] làm cách nào
mà có được năng lực cứu thoát từ nỗi sợ hãi của những đau khổ trong các cõi ác
và luân hồi?
Phương
pháp có được năng lực đó là, đầu tiên bản chất và khác biệt của phẩm hạnh nơi mỗi
một Tam Bảo nếu nhận thức thật tốt về những điều đó thì sẽ có được sự hiểu biết,
cho nên trước hết bản chất của mỗi một Bảo là, đối với Phật Bảo chẳng hạn như,
thứ nhất phẩm hạnh của Thân sở hữu được phẩm hạnh vô biên của ba mươi hai tướng
hảo và tám mươi vẻ đẹp tùy hình v.v… Về phẩm hạnh của Ngữ sở hữu được phẩm hạnh
của sáu mươi chi âm thanh vi diệu v.v… Về phẩm hạnh của Ý sở hữu được các phẩm
hạnh đoạn trừ không sót lại gồm có những sở đoạn (cái loại bỏ), tập khí, hai
chướng v.v… và trí tuệ viên mãn liễu ngộ trực tiếp nhất thiết pháp của sở tri
như sở hữu tánh và [sở tri] tận sở hữu tánh, và bước
vào tâm bi vô thượng đối với tất cả mọi người không còn [phân biệt] người thân
kẻ lạ, có được uy lực vô quái ngại và năng lực cứu cánh bất khả tư nghì đối với
việc thành tựu hoàn toàn viên mãn việc làm lợi ích cho mình và người khác (tự lợi
lợi tha), ba Thân Ngữ Ý giống như thế và sở hữu được phẩm hạnh vô thượng của
trí bi dũng vì vậy được gọi là Đức Phật.
Nói
về Pháp Bảo là nói về hai: Thắng Nghĩa Pháp Bảo (Pháp Bảo Chân Đế) và Thế Tục
Pháp Bảo (Pháp Bảo Tục Đế). Pháp thù thắng là Thắng Nghĩa Pháp Bảo, đó là đối với
Dòng Thánh có được Đạo Đế là cách đối trị để đoạn trừ tận gốc rễ bất kỳ sở đoạn
nào như phiền não v.v… Tương tự vậy Diệt Đế cũng giống như oai lực của Đạo Đế
làm đoạn trừ tận gốc rễ bất kỳ sở đoạn nào như phiền não v.v… Hai Đạo Đế và Diệt
Đế của Dòng Thánh đó là Thắng Nghĩa Pháp Bảo. Thế Tục Pháp Bảo đó là những Luận
điển v.v… nhằm để thích nghĩa cho những Lời của Đức Phật (Kinh) được giảng dạy
không sai lầm tất cả những Thắng Nghĩa Pháp Bảo đó. Ngoài ra từ những thiện hạnh
vi tế trở lên đến những giới luật từ bỏ mười bất thiện hạnh của những phàm phu
với tâm tương tục (*) cũng được đặt định tính vào Thế Tục Pháp Bảo.
Giống
như thế Tăng Bảo cũng được phân biệt có hai là Thắng Nghĩa [Tăng Bảo] và Thế Tục
Tăng Bảo. Được gọi là Thắng Nghĩa Tăng Bảo đó là những Bậc Thánh Giả (*)
chân thật của ba thừa sở hữu được bất kỳ loại nào là Đạo Đế hay Diệt Đế. Nói về
Thế Tục Tăng Bảo là hợp chung lại từ bốn trở lên những vị tỳ kheo phàm phu (*)
sở hữu được Giới Luật Cụ Túc được gọi là Thế Tục Tăng Bảo. Đó chỉ là sự nhận biết
đơn thuần sơ lược về bản chất của mỗi một Tam Bảo. Phương pháp mà Tam Bảo cứu
thoát người khác từ nỗi sợ hãi được ví như cứu thoát từ nỗi sợ hãi gây ra bởi
căn bệnh mà một bệnh nhân trầm trọng đang mang một chứng bệnh đau, phương pháp
để giải thoát từ những nguyên nhân và bản chất của chứng bệnh là những cách điều
trị cực kỳ tinh xảo, và người đã ban cho những thứ thuốc cùng với phương pháp
tinh xảo đó là một vị lương y tinh thông đã cứu thoát [bệnh nhân] từ nỗi đau khổ
của bệnh tật, tương tự như thế Đức Phật Đấng Thế Tôn cũng đã liễu giải như thật
(hiểu biết chính xác) những cái nhân cùng với đau khổ của chúng sanh, công hạnh
cứu thoát chúng sanh từ những đau khổ bằng cách giảng dạy không tà kiến đạo thậm
thâm là phương pháp giải thoát từ [những đau khổ] đó.
Pháp
Bảo cũng giống như thế là phương thuốc tinh tế phá trừ tận gốc rễ căn bệnh và
cái nhân của nó, Đức Phật đã tuyên thuyết Đạo [Pháp] và Diệt Pháp, trao cho sự
quy y để thật sự cứu thoát từ nỗi sợ hãi bằng cách diệt bỏ và đoạn trừ tận gốc
rễ bao gồm sở tri chướng và phiền não [chướng], chúng là cái nhân của sự đau khổ.
Tương
tự như thế Tăng Bảo là người điều dưỡng hiền lương sống cùng với người bệnh,
trong các hoạt động như đi tản bộ, nằm nghĩ ngơi, ăn, uống v.v… và cách sử dụng
phương thuốc tốt lành v.v… đi theo sau người thầy thuốc tinh thông làm bất cứ
điều gì có lợi cho bệnh nhân. Giống như thế Tăng Bảo cũng tự thân mình thành tựu
như lý các Pháp Vi Diệu đã được Đức Phật Đấng Khai Thị giảng dạy, đối với những
bằng hữu khác thực hành cứu thoát từ nỗi sợ hãi bằng cách giúp đở khuyến khích
cùng thành tựu như lý. Vì vậy, mặc dù thầy thuốc tinh thông trao cho phương thuốc
tốt lành nếu bệnh nhân không dùng thì dù có thầy thuốc, thuốc và điều dưỡng v.v…
tốt lành như thế nào cũng sẽ không giải thoát khỏi từ căn bệnh, tương tự như vậy
Đấng Khai Thị Đức Phật đã giảng dạy Giáo Pháp nếu bản thân mình không đưa vào
thực hành đúng như lý thì đại oai lực của ba Đức Phật, Giáo Pháp, Tăng Già sẽ
không thể cứu thoát hoàn toàn từ nỗi sợ hãi của những đau khổ. Từ Kinh điển đã
có thuyết:
“Chư Phật đã không rửa sạch ác nghiệp bằng nước,
Không xóa tan đau khổ của chúng sanh bằng tay,
Không chuyển di liễu ngộ của mình sang người khác,
Chính Pháp chân thật này là Giáo Lý giải thoát.”
Không xóa tan đau khổ của chúng sanh bằng tay,
Không chuyển di liễu ngộ của mình sang người khác,
Chính Pháp chân thật này là Giáo Lý giải thoát.”
Cũng tương tự như vậy trong Kinh Tam Muội Vương đã
thuyết như vầy:
“Lấy được nhiều thuốc tốt và quý giá nếu,
chuyển hóa căn bệnh cuộc sống mà không dùng thuốc,
thầy thuốc không phạm lỗi và thuốc không có lỗi,
lỗi lầm là ở chính bệnh nhân đó”
chuyển hóa căn bệnh cuộc sống mà không dùng thuốc,
thầy thuốc không phạm lỗi và thuốc không có lỗi,
lỗi lầm là ở chính bệnh nhân đó”
Bằng
cách hiểu biết cho tốt phương pháp quy y và phẩm hạnh của đối tượng quy y là cái
nhân làm việc quy y thì cực kỳ quan trọng, không chỉ vậy quy y đó cũng giống
như bước vào cánh cửa của Người Phật Tử.
(*) Trong Đạo Phật những Bậc
Thánh Giả (Phạn: Aryan) là những vị đã thông suốt qua văn tư tu, và đã đạt được
năng lực liễu ngộ trực tiếp chân thật nghĩa, đi theo con đường Du Già Hiện Thức.
Tất cả những người khác đều là phàm phu (chúng sanh tầm thường), và dòng tương
tục của tâm thức là dòng chảy trong khoảnh khắc tâm lý hoặc những sự kiện tạo
thành chúng sanh.
Nguyên
tác Tạng ngữ từ “Lesson 4”, trong Giáo trình Phật Pháp “Lectures on Tibettan
Religious Culture” của Geshe Lhundup Sopa, do Viện Văn Khố Tây Tạng LTWA
(Library of Tibetan Works and Archives) phát hành. Tựa đề của bài do người dịch
đặt, trong nguyên tác không có tựa đề.
Ngữ
Lực Giới Hiền (Ngawang Tsultrim Zangpo) dịch từ Tạng văn sang Việt văn, qua sự
giảng dạy của thầy tỳ kheo Penpa Tsering, trường Cao học Tây Tạng Sarah.
BÀI 5: Học thuyết Tông
phái Phật Giáo
Hỏi:
Phật Giáo và học thuyết Tông phái Phật Giáo (1) hai cách gọi đó có
khác biệt không?
Hai
[cách gọi] đó có khác biệt chút ít. Tất cả học thuyết Tông phái Phật Giáo là Phật
Giáo nhưng không có khẳng định toàn bộ Phật Giáo là học thuyết Tông phái Phật
Giáo. Nói chung, quan điểm của Phật Giáo là nếu chấp nhận học thuyết Tông phái
thì là Phật Giáo, thêm nửa phải chấp nhận cái được gọi là Kiến Giải Tứ Pháp Ấn
là đặc thù của Phật Giáo. Kiến Giải Tứ Pháp Ấn được nói đến gồm có: Chư hành vô
thường, Hữu lậu thị khổ, Chư pháp vô ngã, Niết
bàn tịch tĩnh. Hơn thế nửa, nói về ‘Chư hành’
thì nói đến hết thảy sự vật được tạo ra hoặc sinh ra bởi nhân và duyên. Tương tự
như vậy, tất cả sự vật là bản chất của sự chuyển đổi trong mỗi một khoảnh khắc
(sát na) thì được gọi là sát na hay vô thường. Từ đó như cái bình v.v… cũng bị
diệt trong mỗi một khoảnh khắc vi tế và là bản chất của sự chuyển đổi, đối với
vậy được gọi là vô thường vi tế, và chấm dứt sự liên tục của những vật thể
tương tự với nó giống như cây búa phá hủy cái bình và sự chết của những sinh vật
v.v… thì được gọi là vô thường thô thiển.
‘Hữu
lậu’ (nhiễm ô) của cái được gọi là Hữu lậu thị khổ thì: nói về ‘lậu’ thì được
coi như là phiền não nên các pháp (hiện tượng) mà bao gồm nghiệp nhân quả được
sinh ra bởi sức mạnh của phiền não thì những cái đó được gọi là ‘Hữu lậu’. Từ
đó, tất cả đều không vượt ra khỏi bản chất của bất kỳ loại nào trong ba loại
đau khổ nên được gọi là đau khổ. Ba loại đau khổ đó là, ví dụ như những đau khổ
mà cảm nhận của những cơn đau bệnh v.v… là ‘Khổ khổ’, những an lạc của Hữu lậu
được tích tụ bởi luân hồi kéo theo đau khổ hoặc là làm biến chuyển đau khổ cho
nên [được gọi là] ‘Hoại khổ’, và đối với hết thảy những pháp Hữu lậu thông qua
sự chi phối của nghiệp và phiền não không có được tự chủ thì được gọi là ‘Biến
hành khổ’ (đau khổ vận hành khắp mọi nơi).
Nói
về Chư pháp vô ngã thì, pháp đó là nói về hết
thảy bất kỳ cái gì tồn tại (nhất thiết sở hữu) mà không tính đối với duy chỉ những
pháp thiện hạnh. Đối với ‘Vô ngã’ thì có hai là ‘pháp vô ngã’ và ‘nhân vô ngã’,
tuy nhiên vô ngã ở trong Tứ Pháp Ấn ở đây là không nói đến pháp vô ngã mà phải nói
đến nhân vô ngã. Bởi vì, pháp vô ngã đó chính từ phái Duy Thức Tông (Yogacara)
trở lên thì chấp nhận nhưng Hữu Bộ Tông (Vaibhasika) và Kinh Bộ Tông (Sautrantika)
cả hai không thừa nhận. Vì vậy trong hệ thống Chư
pháp vô ngã thì, tất cả các phái khác công nhận rằng có một bản chất đơn nhất,
không bộ phận, thường hằng, bản thể khác biệt (tánh dị) so với các uẩn là cái
ngã tồn tại khả năng độc lập (độc lập thật hữu) hoặc sự tự chủ của người thống
trị (điều khiển) đối với các pháp (hiện tượng) của các uẩn v.v… Công nhận rằng
cái ngã giống như thế bị Kinh điển và Luận lý diệt bỏ và không có [tồn tại], đó
là đặc trưng riêng biệt của Phật Giáo. Có những lý luận khác thừa nhận cái nhân
vô ngã vi tế cao cấp hơn so với chính những trường phái ở trên đó, tuy nhiên tạm
thời không đề cập đến. Cái vô ngã của sự tự chủ, đơn nhất, thường hằng giống
như thế hài hòa với tất cả các Tông phái của Phật Giáo. Nhưng mà từ nội bộ tế mục
của Hữu Bộ Tông là một vài Độc Tử Bộ (2) v.v… có nói thừa nhận [cái
ngã] tồn tại khả năng độc lập mà không đề cập đến các uẩn và đơn nhất hoặc khác
biệt, thường hằng hoặc vô thường. Vì vậy cho nên các nhà hiền triết đã đưa ra
nhiều tranh luận đối với điều tương tự như Hữu Bộ Tông [rằng họ] phải hay không
phải là một Tông phái Phật Giáo mà chấp nhận quan điểm Phật Giáo (3).
Cũng thế, vài nhà hiền triết đã nói rằng: “Tương tự như Hữu Bộ Tông họ chấp nhận
‘nhân có ngã’ nên nói chung [họ] chỉ đơn thuần là Phật Giáo tuy nhiên họ không
phải là Tông phái Phật Giáo bởi dựa vào các quan điểm [của họ]”. Cũng có vài
nhà hiền triết đã nói rằng: “Mặc dù họ chấp nhận cái ngã có khả năng tồn tại độc
lập cũng chấp nhận cái vô ngã mà tự chủ, đơn nhất, thường hằng giống như sự thừa
nhận của ngoại đạo cho nên họ là Tông phái Phật Giáo bởi dựa vào các quan điểm
[của họ]” v.v… có nhiều cách để giải thích điều đó.
Được
gọi là Niết bàn tịch tĩnh (Niết bàn: thoát ly ưu khổ) thì, nói về ‘ưu khổ’ là tạo
ra đau khổ của luân hồi rồi từ đó cái nhân cùng với cách đối trị là đoạn trừ bằng
Đạo Đế hay còn được gọi là quả vị giải thoát tịch tĩnh toàn triệt (tận gốc rễ).
Hơn nửa, gốc rễ tận cùng của những phiền não, cái nhân đau khổ của vòng luân hồi,
chính là chấp ngã. Cách đối trị của việc đoạn trừ tận gốc rễ là Đạo Đế mà liễu
ngộ trực tiếp ý nghĩa của vô ngã. Cho nên từ đó không có cách đoạn trừ tận gốc
rễ phiền não mà không tu hành. Cho nên những kẻ ngoại đạo đã thừa nhận ‘tịch
tĩnh tối hậu’ đó là: cách đối trị bằng phương pháp đoạn trừ chấp ngã gốc rễ của
luân hồi là không bao giờ tu hành, [họ] quan niệm rằng đạt được giải thoát và tịch
tĩnh tối hậu bằng cách nắm giữ con đường giải thoát chỉ là một vài đặc trưng của
hữu lậu (nhiễm ô) như là không ăn thực phẩm, và đốt cháy thân xác, tắm rửa ở
sông Hằng v.v… là các việc hành khổ thân
xác và dùng máu thịt của việc giết hại chúng sanh để cúng tế v.v… Cho nên bản
chất của tịch tĩnh chính là Phạm Thiên (Brahma) và Biến Nhập Thiên (Visnu) v.v…
là một vài đặc trưng của thế gian thần, và lìa bỏ một phần chỉ là sự đè nén tạm
thời những phiền não hiển hiện thông qua sở đoạn của thế gian đạo v.v… chỉ là một
vài đặc trưng của hữu lậu (nhiễm ô).
(1)
Tông phái Phật Giáo (các trường phái tư tưởng Phật Giáo) có 4 đó là: thuộc
Hinayana có 2: Hữu Bộ Tông (Vaibhasika) và Kinh Bộ Tông (Sautrantika), và thuộc
Mahayana có 2: Duy Thức Tông (Yogacara hoặc Cittamatra) và Trung Quán Tông
(Madhyamika).
(2)
Trong nội bộ tế mục của Hữu Bộ Tông (Chánh Lượng Bộ) phân chia thành ba là:
Kê Dận Bộ, Thủ Hộ Bộ, Độc Tử Bộ (Khả Trụ Tử Bộ).
(3)
Tất cả các Tông phái Phật Giáo dù ở Hinayana hay ở Mahayana, dù ở Tông phái
nào thì cũng đều thừa nhận quan điểm Phật Giáo là Kiến Giải Tứ Pháp Ấn. Ở đây
đưa ra tranh luận rằng: Hữu Bộ Tông họ có chấp nhận quan điểm Phật Giáo là Kiến
Giải Tứ Pháp Ấn vì vậy họ có phải hay không phải là một Tông phái Phật Giáo.
Nguyên
tác Tạng ngữ từ “Lesson 5”, trong Giáo trình Phật Pháp “Lectures on Tibettan
Religious Culture” của Geshe Lhundup Sopa, do Viện Văn Khố Tây Tạng LTWA
(Library of Tibetan Works and Archives) phát hành. Tựa đề của bài do người dịch
đặt, trong nguyên tác không có tựa đề.
Ngữ
Lực Giới Hiền (Ngawang Tsultrim Zangpo) dịch từ Tạng văn sang Việt văn, qua sự
giảng dạy của thầy tỳ kheo Penpa Tsering, trường Cao học Tây Tạng Sarah.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét