BÀI 9: Văn
Hỏi: Để việc thực hành Pháp được rốt ráo thì trong ba:
Văn (lắng nghe, học hỏi), Tư (tư duy, khảo sát), Tu (tu hành, thiền định) cái
gì là quan trọng.
Đáp: Đối với thực hành Pháp được rốt ráo thì Văn - Tư -
Tu cả 3 đều quan trọng. Cũng thế, trước tiên là Văn, giữa là Tư và cuối cùng là
Tu mỗi cái đều quan trọng. Chẳng hạn như trước hết cái được gọi là Văn đó thì cực
kỳ quan trọng, cách nói như vậy là gì? Bởi vì, bản thân chúng ta là toàn bộ những
chúng sanh muốn giải thoát khỏi từ hết thảy đau khổ, sau đó được an lạc cứu
cánh và tu hành đạt đến quả vị Phật thì cần phải viên thành tu đạo (Tu). Để thực
hành thế cần phải tư duy (Tư) về bản chất của con đường (đạo), mục tiêu, tiến
trình, số lượng, phương pháp tu hành v.v… bằng cách khảo sát thật tốt rồi phát
khởi quảng đại như là sự xác quyết và lòng tin. Để khởi lên [sự xác quyết và
lòng tin] như vậy nếu trước tiên mà không nghe học (Văn) cho tốt thì không có
cách nào đạt tới được. Như thế cho nên Đức Từ Thị Di Lạc có nói: “Trước tiên
nương tựa vào Văn (việc học) để phát sinh an bày tư tưởng cho đúng lý (như lý tác ý), an bày tư tưởng cho đúng lý thì sẽ xuất hiện cảnh giới của trí tuệ chân thật nghĩa (chánh nghĩa cảnh
trí)”. Những nhà Hiền triết cũng đã nói rằng: “Vị đại thiền giả không có Văn, như
người cụt tay leo vách đá”. Vì thế nên nói rằng người bị cụt ngón tay đó cố gắng
leo lên đỉnh cao của vách đá cũng giống như người muốn làm một nhà đại tu hành
mà cái gì cũng không học hết, cũng đã nói giống như thế.
Như thế cho nên, một
vài người cho rằng để thoát ra khỏi luân hồi và đạt được Phật quả thì cần phải
tu tập, tuy nhiên Văn và Tư cả hai là trở ngại của Tu. Tại sao lại nói như vậy,
vì nghe học từ người khác và tự mình đọc sách v.v… bất kỳ cái nào, thì ý nghĩa của
những cái đó cũng chỉ là suy nghĩ để mà phân biệt (niệm tưởng). Cũng vậy, dù là
tư duy tốt hay xấu thì cái nào cũng là những khái niệm phân biệt, những cái đó
không khác gì là trở ngại cho tu tập và làm cản trở cho giải thoát và đạt được
nhất thiết trí. Ví dụ như trong một nhà tù dù là dây xích bằng sắt hay dây xích
bằng vàng thì cái nào cũng là những trói buộc làm trở ngại cho mình thoát khỏi
nhà tù. Và tương tự như vậy dù là mây trắng hay đen gì thì cũng đều che lắp mặt
trời, mặt trăng, nó giống nhau không khác.
Cũng bởi vì vậy mà có người nói rằng hành động loại bỏ và tiếp thu (sở đoạn, sở
thâu) cái gì cũng không làm, thiện và ác cái nào cũng không suy nghĩ, việc “độn
thế” (xa lìa mọi sự) đó được gọi là “Du Già Vô Phân Biệt”, rồi cái gì cũng
không tư duy để ngồi trụ đó là tu hành thù thắng, và cũng là phương pháp tối thắng
để giải thoát khỏi vòng luân hồi.
Điều đó tạm thời nó
làm dừng lại hành vi từ bỏ ác nghiệp và viên thành thiện nghiệp là cái nhân để đạt được quả vị ở cõi cao của trời
và người, vì làm cản trở đạt được nhân quả của cõi cao nên nó thật sự là một kẻ
ngăn cản con đường nhân quả để đạt được giải thoát cứu cánh và nhất thiết trí. Quỹ
Phạm Sư (Acharya) Nguyệt Xứng (Candrakirti): “Cái nhân của cõi cao thì không có
gì hơn giới luật”, đã nói như vậy. Để cho đời sau đạt được một thân trời và người
hoàn toàn viên mãn, trong đời này mà không giữ gìn giới luật từ bỏ mười nghiệp bất
thiện thì không có cách nào đạt được. Tương tự như vậy, Đấng Thế Tôn đã thuyết:
“Đau khổ nên biết (Khổ),
Nguồn tập nên đoạn (Tập),
Sở diệt nên chứng (Diệt),
Tu đạo nên hành (Đạo)”,
Nguồn tập nên đoạn (Tập),
Sở diệt nên chứng (Diệt),
Tu đạo nên hành (Đạo)”,
Vì thế cần phải thực hành loại bỏ và tiếp
thu dựa trên sự hiểu biết chân lý của Tứ Diệu Đế để đạt được giải thoát. Đồng
thời Đấng Thế Tôn đã thuyết:
“Biển lớn luân hồi các ông dù đã thoát,
Ưu khổ còn nhiều các ông chưa vượt qua,
Nơi Phật thừa này còn phải nên đi tìm”.
Ưu khổ còn nhiều các ông chưa vượt qua,
Nơi Phật thừa này còn phải nên đi tìm”.
Đấng Sát Tặc (A-la-hán) sau khi thoát
khỏi luân hồi, rồi thỏa mãn chỉ với an lạc tịch tĩnh của bản thân, để diệt bỏ cái
che chướng là cái nhân thô thiển của căn thức và ý thức, họ an trụ trong nhập định
một thời gian dài, tuy nhiên Đức Phật đã đánh thức họ dậy từ sự nhập định đó, rồi
dạy cho họ công hạnh vô biên của hàng Bồ tát là viên thành quảng đại lợi ích
cho hữu tình, sau đó khuyến khích họ cần phải thành Chánh Giác.
“Độn thế” và “Vô
phân biệt” có nghĩa là cái gì cũng không làm, cái gì cũng không suy nghĩ chỉ ngồi
đó, nếu làm như vậy mà sẽ thoát khỏi luân hồi, thì Bậc Khai Thị – Đức Phật
trong khoảng từ ba mươi lăm tuổi đến tám mươi tuổi đã thuyết giảng vô biên Giáo
Pháp thậm thâm vi diệu để thiết lập nền tảng cho ba con đường tiểu-trung-đại thừa,
sẽ trở thành vô ích. Không chỉ vậy những nhà Hiền triết theo sau Đức Phật, đã
trước tác nhiều luận điển để thích nghĩa cho những lời Phật thuyết (Kinh), những
đại thành tựu giả tu hành sau đó đã đạt được thành tựu ở quả vị cao, tự thân
các Ngài đã trãi nghiệm tu hành qua từng bước (tiến trình), bản chất của con đường
(đạo), các Ngài đã trước tác nhiều luận điển để giảng dạy rỏ ràng cho những người
khác thì cũng sẽ thành vô ích. Từ bỏ ra xa những pháp dại khờ chỉ ưa thích lười
biếng như thế, sau đó đối với Giáo Pháp giảng dạy rỏ ràng chân lý của thiện và
ác, trước tiên cần phải làm những gì cho tốt để học (Văn) rộng đó là một điểm rất
quan trọng.
Quỹ Phạm Sư Mã Minh
(Asvaghosa) đã nói như vầy trong Bổn Sanh Kinh (truyện tiền thân Đức Phật),
“Văn cũng giống như ngọn đèn xua tan bóng đêm của ngu si”. Tại sao nói như vậy,
trong một căn nhà tối tăm có chứa đủ thứ đồ đạc, nếu bật lên một ngọn đèn thì sẽ
nhìn thấy rõ ràng những hình dạng và màu sắc của đủ loại đồ vật khác nhau.
Tương tự như vậy nếu mà có học (Văn) tốt thì sẽ biết được rõ ràng những việc từ
bỏ và những việc tiếp thu, những ưu điểm và những khuyết điểm đã nói trong Giáo
Pháp của Đức Phật. Tương tự có nói rằng: “Văn là báu vật tối thắng mà những kẻ trộm không thể cướp”.
Ví dụ trong thế gian này vàng và bạc là những báu vật mà những người khác ăn cắp
và kẻ cướp mang đi, và cũng sẽ bị tiêu hủy bởi tứ đại chẳng hạn như lửa…, tuy
nhiên Văn châu báu thì không giống như vậy mà được xem như là báu vật tối thắng
bản thân mình luôn luôn có. Văn đó thì cũng xem như người bạn trân quý không có
đổi thay, đó là trong thế gian này những người bạn trai và bạn gái quý mến khi
bản thân mình có tài sản và vật chất, địa vị tốt v.v… thì lúc đó họ xem mình
như người bạn trân quý, nhưng khi bản thân mình nghèo nàn và bần cùng thì lúc
đó lòng của những người bạn đã thay đổi rồi giả bộ làm ngơ không biết đến mặt
mình. Người bạn Văn thì không giống như thế, luôn luôn lúc nào cũng không thay
đổi, là người bạn chân thật làm lợi lạc cho bản thân mình. Tương tự như vậy,
Văn đó cũng được xem như vũ khí để tiêu diệt kẻ thù. Tại sao lại nói như vậy, bởi
vì kẻ thù ở bên trong mọi lúc, những điểm tiếp thu và loại bỏ cái gì cũng không
biết, cái mê muội [không biết] đó là kẻ thù to lớn nó sẽ bị tiêu diệt bởi chính
Văn là sự học cái điểm tiếp thu và loại bỏ. Văn là cần thiết đối với việc viên
thành quảng đại pháp sự đó là phương pháp hữu ích để làm lợi lạc cho đời sau, vậy
thì cần gì phải nói nửa.
Trong cuộc sống tạm
thời này để đạt được chỉ với vui vẻ và sung sướng, nếu mà cũng không có học
(Văn) thì không thể đạt được tốt. Ví dụ bản thân chúng ta từ lúc là con nít nhỏ
thì cách ăn, cách uống v.v… trước tiên học từ cha mẹ rồi cần phải biết từng bước.
Từ đó đi đến trường rồi cần phải học hỏi nhiều điều. Do đó, đối với việc hoàn
thành hoạt động để vui vẻ và sung sướng trong cuộc đời này thì cũng cần phải có
trí thức. Cũng từ đó nếu một người đã không học khi thấy được sự ngu dốt của
mình, thì người đó sẽ không tránh né những gian nan và phí tổn để nắm giử mục
tiêu là việc học. Thật vậy cả Pháp sự và thế sự thì cái nào cũng cần phải vun bồi
cho việc học (Văn), đó là một điều quan trọng.
Nguyên
tác Tạng ngữ từ “Lesson 9”, trong Giáo trình Phật Pháp “Lectures on Tibettan
Religious Culture” của Geshe Lhundup Sopa, do Viện Văn Khố Tây Tạng LTWA
(Library of Tibetan Works and Archives) phát hành. Tựa đề của bài do người dịch
đặt, trong nguyên tác không có tựa đề.
Ngữ
Lực Giới Hiền (Ngawang Tsultrim Zangpo) dịch từ Tạng văn sang Việt văn, qua sự
giảng dạy của thầy tỳ kheo Penpa Tsering, trường Cao học Tây Tạng Sarah.
BÀI 10: Tư
Hỏi: Từ trong ba điều Văn Tư Tu, cái
gọi là Tư cần phải được nhận định như thế nào?
Đáp: Nói về Tư đó là lắng nghe (Văn)
những lời của Đức Phật thuyết (Kinh) và rồi bằng cách khảo sát thật tốt những
chân lý đối với những ý nghĩa của [Kinh] đó, để tìm ra được sự xác quyết (biết
chắc), thì được gọi là Tư. Tất cả những ý
nghĩa trình bày các điểm từ bỏ và tiếp thu mà được nghe từ người khác và tự
mình đọc sách..., tuy nhiên nếu tư duy về những điều đó để khảo sát thật tốt mà
không truy cứu (tìm tòi) các ý nghĩa chân lý thì không thể phát sinh tốt sự xác
tín phù hợp với ý nghĩa. Bởi vì sẽ có sự lầm lẫn cho nên cần phải tìm cho được
sự xác quyết bằng cách tư duy để khảo sát thật tốt. Sau khi lắng nghe (Văn)
xong cần phải tư duy để khảo sát thật tốt, ví dụ như xoay quanh tình hình của
thế giới, nếu chỉ lắng nghe người khác nói chuyện thì cũng giống như con chó gặp
được lá phổi (1), nếu không tin tưởng liền mà phải khảo sát về những
giá trị tốt xấu để tiếp thu và loại bỏ thì cực kỳ quan trọng, và hơn thế nửa đối
với chân lý của Pháp khó mà hiểu nổi đó, thì không đặt lại chỉ với những điều đơn
thuần đã học, mà phải tư duy đối với những ý nghĩa đó để kiểm tra kỉ thật kỉ rồi
khẳng định niềm tin cho vững vàng, quả thật vậy.
Đức Phật - Đấng Thế Tôn cũng đã tuyên
thuyết với những đệ tử đồ chúng rằng: “Khi các ông tu tập theo Giáo Pháp mà ta
giảng nói, ví như khi người thợ bạc lấy vàng, trước tiên đốt lửa rồi dựa vào màu
sắc bên ngoài để [xem] lỗi có hay không có, và tiếp theo bằng cách cắt ra để [xem]
bên trong vàng pha trộn có hay không có, và sau đó lại tiếp tục mài vào đá để [xem]
vàng pha trộn tinh vi, khó mà nhận biết, có hay không có. Kiểm tra thật tốt bằng
ba việc đốt, cắt, mài xong khi đã thấy không có lỗi là đã có được vàng tốt nhất.
Tương tự, nơi Giáo Pháp của ta cùng là lời và lý cần phải khảo sát thật tốt cái gì là khuyết điểm và phẩm hạnh có hay
không có, rồi hãy thực hành tu tập, không phải chỉ vì nguyên nhân tôn kính ta
nên tất cả những lời ta đã nói mà nghe như vậy rồi nắm giữ lấy mà tu hành là
không phù hợp”, trong Kinh đã có thuyết. Vì như vậy nên, với ý nghĩa của Văn
trước khi thực hành tu tập cần phải tư duy (Tư) để khảo sát thật tốt rồi tìm ra
được sự xác quyết thì cực kỳ quan trọng.
Cái
gọi là Tu (Thiền) cũng vậy, nói chung thì có nhiều loại Thiền cộng thông (bình
thường) và bất cộng thông (phi thường). Tuy nhiên, tất cả những cái đó nếu mà
được gom lại dựa vào chủ yếu và phân nhánh thì gom thành hai loại, một bên là
Thiền Chỉ và một bên là Thiền Quán. Cũng vậy, từ trong Nhập Bồ Tát Hạnh có thuyết:
“Thiền Quán thường có cùng với Thiền Chỉ để,
Đoạn trừ hoàn toàn phiền não, khi biết được
Trước tiên cần tìm Thiền Chỉ, đó cũng là
Thành tựu chân hỷ không bám luyến thế gian.”
Đoạn trừ hoàn toàn phiền não, khi biết được
Trước tiên cần tìm Thiền Chỉ, đó cũng là
Thành tựu chân hỷ không bám luyến thế gian.”
đã thuyết như thế. Đối với việc làm sạch sẽ tận gốc
rễ những phiền não bao gồm tập khí thì cần phải làm sạch sẽ chấp ngã là cội rễ của
phiền não. Đối với việc làm sạch sẽ đó, cần phải sinh khởi trí huệ của Thiền
Quán để tri kiến được sự hiện chứng về vô ngã. Tương tự như vậy, đối với việc
sinh khởi trí tuệ của Thiền Quán bất cộng thông thì trước tiên cần phải đạt được
Thiền Chỉ. Không chỉ vậy, nói chung về Thiền Quán, mặc dù có đủ loại [thiền
quán] cộng thông của Phật đạo, ngoại đạo và [thiền quán] bất cộng thông, nhưng
tất cả những cái đó trước tiên mà không hoàn thành được Thiền Chỉ thì không có
cách nào đạt được, vì vậy trước tiên cần phải tu Định (Tam muội) về Thiền Chỉ thì
cực kỳ quan trọng.
Nói
về Thiền Chỉ thì, bằng cách đoạn trừ hai lỗi lầm hôn trầm và trạo cử, tâm có thể
tập trung (nhập định) vào đối tượng ở một điểm rõ ràng và cố định [lâu] thế nào
theo ý muốn, đó gọi là đặc trưng của Thiền Định. Hôn trầm là, mặc dù tâm đang
trụ vào đối tượng của mình, nhưng cần phải nắm giữ chính đối tượng đó thật rõ
ràng và chặc chẽ, một phần của đối tượng rõ ràng đó bị mất đi rồi nó hơi hơi lờ
mờ (không rõ ràng), hoặc là mặc dù nó có rõ ràng nhưng mất đi một phần của sự nắm
giữ chặc rồi sau đó hơi hơi lờ mờ (không rõ ràng), hoặc là mặc dù nó có rõ ràng
nhưng mất đi một phần của sự nắm giữ chặc rồi sau đó lạc mất cách nắm giữ, đã
nói như thế. Hôn trầm đó trong Thiền Định trở nên xáo trộn khi xảy đến, vì vậy
khó mà nhận định, nếu xuất hiện điều đó thì trong Thiền Định đã có lỗi lầm cho
nên mặc dù có hành thiền bao nhiêu đi nửa, thì không có thể nào đạt được với
Thiền Chỉ không có lỗi lầm. Không những vậy, tâm giống như màn đêm bao phủ bị
mê man và sự ngủ gật v.v… cũng xuất hiện. Vì vậy sự hôn trầm đó cần phải lập tức
nhận ra rồi có phương pháp diệt bỏ đây là điểm trọng đại. Trạo cử là: khi tâm của
chúng ta tư duy về đối tượng thiện lành (2) thì không thể trụ vào một
điểm với đối tượng đó, do bởi sức mạnh quyến rũ làm cho tâm chạy theo những cảnh
bám luyến ở bên ngoài, hoặc đi theo sức mạnh của sự xao lãng.
Thiền
Chỉ đó là làm tâm trụ vào một điểm nơi đối tượng của mình, để đạt được trụ phần
(giai đoạn an trụ) chính yếu. Nếu có được trụ phần đó thì sẽ ở trong trạng thái
không suy thoái, từ đó sẽ xuất hiện được một trí tuệ đặc trưng để quán
sát đối tượng của mình, đó gọi là Thiền Quán. Tương tự như vậy, nếu đã đạt được
Thiền Quán thì cũng gọi là đạt được sự hợp nhất của Chỉ và Quán. Chính vì vậy
cho nên khi nói chung về Thiền thì có hai là Thiền Quán Sát và Thiền An Trụ.
Thiền mà liên quan về khảo sát (nghiên cứu) bằng cách dùng các lý do v.v… làm đối
tượng của mình trong khi hành thiền thì được gọi là Thiền Quán Sát. Tất cả những
Thiền Quán Sát là thiền được gom về phía Thiền Quán. Nói về Thiền An Trụ, Thiền
mà chủ yếu để tâm trụ vào một điểm nơi đối tượng của mình, không phân tích đối
tượng của mình trong khi hành thiền, đó gọi là Thiền An Trụ. Thiền An Trụ có là
gì thì những cái đó được gom về phía Thiền Chỉ.
(1) Cách ví của người Tây Tạng
cho rằng con chó rất thích ăn lá phổi, nên khi gặp được lá phổi nó ăn liền mà
không cần biết gì, giống như nghe người khác nói rồi tin liền mà không cần kiểm
tra.
(2) Đối tượng của thiền có rất
nhiều có thể là đồ vật như viên đá, cái bình, bông hoa v.v… cũng có thể đạt được
thiền định, nhưng trong Phật đạo thì sử dụng đối tượng thiền quán là hình ảnh
hay tượng của Chư Phật, Bồ Tát thì sẽ có được công đức, vì thế gọi là đối tượng
thiện lành.
Nguyên
tác Tạng ngữ từ “Lesson 10”, trong Giáo trình Phật Pháp “Lectures on Tibettan
Religious Culture” của Geshe Lhundup Sopa, do Viện Văn Khố Tây Tạng LTWA
(Library of Tibetan Works and Archives) phát hành. Tựa đề của bài do người dịch
đặt, trong nguyên tác không có tựa đề.
Ngữ
Lực Giới Hiền (Ngawang Tsultrim Zangpo) dịch từ Tạng văn sang Việt văn, qua sự
giảng dạy của thầy tỳ kheo Penpa Tsering, trường Cao học Tây Tạng Sarah.
BÀI 11: Tu
Hỏi: Vậy thì cái gọi là Thiền Chỉ cần
phải hành thiền như thế nào?
Đáp: Đối với thực hành Thiền Chỉ cần
phải có cả những thuận duyên bên ngoài, bên trong và phải không có những nghịch
duyên. Nếu nói về thuận duyên đó cần phải có những gì? Đối với nơi hành Thiền
Chỉ tốt nhất thì có: đất nước (phong thổ) thích nghi với cơ thể của cá nhân và
những điều kiện thuận lợi về ăn mặc dễ dàng tìm được, những bằng hữu hòa hợp
v.v… Và những nghịch duyên bên ngoài là những nguy hiểm về nước và lửa (ngập lụt
và cháy), kẻ cướp, các loại thú dữ nguy hiểm v.v… thì ít có, đồng thời không phải
là những nơi có nhiều người đi tới đi lui và nhóm họp chơi đùa v.v… Cần phải là
một nơi biệt lập và yên tĩnh, có được sự giảm thiểu các âm thanh làm ảnh hưởng
đối với việc thiền định là các tiếng ồn v.v… nếu có được giống như đã nói thì tốt.
Sau đó đối với phương pháp hành thiền
thực sự, trước tiên tư thế của thân là cách ngồi thì: thân có được bảy đặc điểm
trong cách ngồi của Đức Đại Nhật Như Lai (Vairocana), được gọi là “Đại Nhật Thất
Pháp”. Nếu có thể giống như vậy thì tốt, đó là: thứ nhất, hai chân nếu có thể
ngồi thế kim cang già phu (kiết già) thì càng tốt, còn nếu không thể thì ngồi phân
nửa kim cang già phu (bán già) cũng được. Dẫu sao đi nửa y theo hoàn cảnh thân
thể của mỗi người đặt hai chân sao cho thoải mái là được. Thứ hai, hai tay đặt
trong thế nhập định, đó là phải đặt tay gần cạnh rốn của mình, tay trái ở dưới và
tay phải ở trên, rồi mặt của hai ngón tay cái đặt chạm nhau. Thứ ba, xương sống
lưng thẳng như mũi tên, phía sau xương sống lưng không được cong nghiêng sang
trước sau và phải trái, phải ngồi giống như mũi tên chính trực. Thứ tư, hai vai
phải đặt ngay thẳng theo tự nhiên. Thứ năm, hai mắt không được quá mở to và quá
nhắm lại, bằng cách phải đặt nó chỉ nhìn vào chóp mũi. Thứ sáu, không được đặc
biệt là nghiến răng và môi ngậm quá chặc v.v… phải để hai răng và môi theo tự
nhiên. Thứ bảy, đầu lưỡi cần phải chạm nhẹ vào vòm miệng.
Tiếp theo, những thuận duyên của việc
tu hành Thiền Chỉ và những phương pháp ngồi của thân nếu đã chuẩn bị xong thì sau
đó có rất nhiều cách đặt với đối tượng của Thiền Chỉ. Nói chung, bất cứ cái gì
dùng làm đối tượng cũng đều có thể thành tựu Thiền Chỉ. Chẳng hạn như, cũng có
người thực hành bằng cách dùng cây cối và hòn đá v.v… làm đối tượng thiền.
Nhưng dựa vào thân khẩu ý của Chư Phật và
Chư Bồ Tát v.v… bất kỳ cái nào cũng phù hợp để làm đối tượng thiền, hoặc bất kỳ
một đối tượng tín tâm nào đối với bản thân mình nếu dùng làm đối tượng thiền
thì tốt. Cũng thế, có được đối tượng thiền chân thật, hoặc bất kỳ đối tượng nào
để quán tưởng trong tâm thức mình sao cho thuận tiện thì làm đối tượng thiền, rồi
tâm của mình đối với đối tượng thiền đó lúc đầu tiên nắm giữ bằng cách đặt chuyên
chú vào một điểm rồi, cho đến cuối cùng tâm không cần cố gắng mà tự động nhập
vào đối tượng của mình bằng cách lìa bỏ lỗi lầm của hôn trầm, trạo cử. Như đã
giảng nói đó là cách thức thực hành Thiền Chỉ dựa theo chín phương pháp (1).
Những điều đó nếu chỉ nói tóm gọn đại khái thì: đầu tiên của Trụ Tâm, được gọi
là “Nội Trụ” (đặt tâm vào trong), đó là trước hết tâm của mình chỉ đặt và chỉ đặt
chuyên chú vào một điểm nơi đối tượng ngoài ra không thể trụ liên tục lâu dài. Khi
trụ tâm ở bước một, tâm bị những niệm tưởng phân biệt làm xao động lập đi lập lại
từ đối tượng, và khi đó xuất hiện đến như thể là nhiều hơn từ những niệm tưởng
đã xảy ra trước đó. Tuy nhiên đã nói rằng, lúc này không phải là nhiều niệm tưởng
đã xảy ra, vì đang khảo sát với tâm nên sẽ hiển hiện lên những dấu hiệu để nhận
biết những niệm tưởng. Bước hai “Tục Trụ” thì đã tiến triển hơn một chút so với
lúc trụ tâm ở bước một, tâm không thể trụ chỉ một chốc lát dù chỉ một chốc lát
với đối tượng của mình, sau đó chỉ đặt vào đối tượng để có thể kéo dài chút ít thời
gian, được gọi là Thiền Định. Bước ba gọi là “An Trụ” thì, khi tâm trụ vào đối
tượng của mình nếu từ đó phóng ra bên ngoài thì lần nữa tâm ép buộc vào lại bên
trong, sau đó kéo dài thời gian chuyên chú vào một điểm nơi đối tượng rồi trụ lại.
Khi trụ tâm ở bước một và bước hai sẽ xảy ra sự xao động trong một khoảng thời
gian dài hơn so với trụ tâm. Khi ở bước ba sẽ xuất hiện sự trụ lại trong một
khoảng thời gian dài hơn so với sự xao động. Bước bốn “Cận Trụ”, bằng sự sinh khởi
đại lực của chánh niệm để đặt đối tượng trong một khoảng thời gian. Từ đây, bởi
vì đối tượng thiền không thể mất đi cho nên sẽ vượt hơn hẳn so với ba bước trước.
Bước năm “Điều Phục”, khi ở bước bốn đại lực của chánh niệm làm cho tâm tập
trung quá sức vào bên trong khiến cho áp lực của hôn trầm vi tế có nguy cơ xảy
đến, vì vậy lúc đó chánh tri sẽ quán sát tâm nên tâm có nguy cơ tuột xuống, khi
đã biết được vậy thì lúc đó tâm cần phải nâng cấp lên cao bằng cách tư duy về
phẩm hạnh của Thiền Định. Nói về chánh tri là, từ một khía cạnh của ý thức, giống
như gián điệp của tâm là người làm cái việc quan sát những ưu khuyết đối với
tâm. Bước sáu “Tịch Tĩnh”, khi trụ tâm ở bước năm cái lỗi của việc gắng nâng cấp
tâm lên quá sức làm cho trạo cử vi tế có nguy cơ xảy
đến. Và chánh tri lúc đó đã nhận biết được, rồi từ
đó lập tức ngăn chặn lại. Bước bảy “Tối Cực Tịch Tĩnh”, trong lúc đó mặc dù đã có được hoàn toàn
đầy đủ chánh niệm lực và chánh tri lực, từ đây tinh tấn lực khởi lên và nhận thấy được hôn trầm, trạo cử vi tế cũng như lỗi lầm và diệt bỏ bất cứ cái gì có thể rồi thực hành thiền định.
Khi ở bước năm và bước sáu hôn trầm và trạo cử cái nào cũng có nguy cơ to lớn
làm ảnh hưởng đến mình, tuy nhiên ở bước thứ bảy này, bởi sinh khởi tinh tấn lực
nên sẽ làm
nhỏ dần nguy cơ làm gián đoạn gây ảnh
hưởng đến mình bởi hôn trầm và trạo cử. Bước
tám “Chuyên Chú Nhất Cảnh”, trước tiên khi bước vào nhập định chuyên chú vào một điểm với đối tượng, nếu cố gắng một
chút thì từ đó trong khoảng nhập định lỗi lầm vi tế của hôn trầm và trạo cử sẽ
không có, có thể luyện tập theo như ý muốn của mình với khoảng thời gian nhập định. Bước chín “Đẳng Trì”, khi
trụ tâm ở bước tám cần phải tùy thuộc vào một chút cố gắng, tuy nhiên ở bước
này không phụ thuộc vào sự cố gắng mà vẫn có thể luyện tập theo như ý muốn trong
khoảng thời gian dài ngắn đối với đối tượng của mình. Tương tự với “Cửu Chủng
Trụ Tâm” (1), còn có cách nương tựa vào “Bát Chủng Đoạn Hành” (2)
như là tinh tấn v.v… để diệt bỏ những chướng
duyên của Thiền Định như giải đãi, “Ngũ chủng quá hoạn” (3) v.v…
Cũng như vậy Cửu Chủng Trụ Tâm ở đây là phương pháp thành tựu bằng “Lục Lực” (4),
và Cửu Chủng Trụ Tâm này là cách tóm gọn lại của “Tứ Tác Ý” (5) mà
đã được giảng dạy tường tận trong Kinh Trang Nghiêm Luận và Trung Quán của Bậc
Thánh Từ Thị (Di Lạc) và Tu Thứ (trình tự tu hành) của Ngài Liên Hoa Giới, Bồ Đề
Thứ Đệ Quảng Lược Luận của Tôn giả Tsong Khapa. Từ trong tất cả những [Kinh điển]
này đã giảng dạy rồi, ở đây chỉ là tóm gọn lại rất đại khái một phần của cách
nhận biết Cửu Chủng Trụ Tâm.
Nói một cách chi tiết, các khẩu quyết
của Bậc thiện tri thức, Đấng Đạo Sư, và tất cả những Kinh điển ở trên, bản thân
mình cần phải học cho tốt, hiểu rõ và rồi đưa vào thực hành của dòng tâm thức. Nếu
đã có được tốt tất cả những phương pháp như là Cửu Chủng Trụ Tâm thì cuối cùng
Thiền Chỉ chân thật sẽ có khả năng thành tựu. Như thế nào thì gọi là Thiền Chỉ chân
thật? Khi trụ tâm ở bước thứ chín tâm xa lìa được hôn trầm, trạo cử rồi có được
khả năng trụ lại theo như ý muốn của cá nhân trong một thời gian dài mà không cần
cố gắng với đối tượng của mình, sau đó cả hai thân và tâm có được đại lực thục
luyện mạnh mẽ đối với việc tu hành thiền định, được gọi là “Thân tâm lưỡng đắc
hỷ lạc khinh an”, là trong khi nhập định mà tâm không thoải mái như là hành thiền
định không như ý muốn và thân thể thì nặng nề v.v… những khía cạnh không an lạc
đó đã được loại bỏ qua bên, rồi sau đó sẽ xuất hiện một kinh nghiệm đặc trưng của
sự an lạc được sinh khởi từ thiền định đối với thân và tâm. Cũng thế, ở ban đầu
xuất hiện sự an lạc thô thiển giống như sự ngờ vực làm ảnh hưởng đến Thiền Định
thì cũng đã được giảm nhỏ dần. Và vào lúc cuối cùng khi thành tựu được Thiền Định
đặc trưng không lỗi lầm mà cũng không nhận biết được sự an lạc thô thiển của
thân và tâm, gọi là đạt được Thiền Chỉ chân thật. Nếu đã đạt được Định của Thiền
Chỉ giống như vậy, bằng cách nương tựa vào đó sẽ có thể thành tựu vô biên công
đức như là tĩnh lự (samadhi), tiên tri, thần thông (ngũ nhãn lục thông) v.v… cộng
thông của Phật đạo, ngoại đạo và thành tựu vô lượng công đức bao gồm đạo quả của
Tam thừa tiểu trung đại bất cộng thông (6).
(1) Chín phương pháp trụ tâm: 1. Đang theo ngoại cảnh, gom tâm vào trong,
khiến trụ nội cảnh, đây là Nội Trụ. 2. Tâm đang nội trụ, không tán dật khác,
đây là Tục Trụ. 3. Nếu có tán dật, lập tức nhận biết, đưa về nguyên cảnh, đây
là An Trụ. 4. Lại gom tâm về, khiến dần vi tế, đây là Cận Trụ. 5. Công đức thiền
định, tích đến sinh hỷ, đây là Điều Phục. 6. Thấy lỗi tán dật, diệt bất hỷ định,
đây là Tịch Tĩnh. 7. Diệt các tham tâm, cùng bất lạc ý, Tối Cực Tịch Tĩnh. 8. Lệ
lực cầu đắc, vô công dụng trụ, Chuyên Chú Nhất Cảnh. 9. Giờ tâm tự động, trụ
bình đẳng xả, đây là Đẳng Trì.
(2) Hay “Bát Chủng Đối Trị”, “Phá Ngũ quá y Bát hành”: đoạn trừ năm loại
chướng ngại trong khi thiền định dựa vào tám loại đối trị: Hứng thú, Tinh tấn,
Tín tâm, Thành hiệu, Niệm lực và minh giác, Chánh tri, Dụng tâm đối trì, và
Bình hành.
(3) Là năm loại chướng ngại trong thiền định: Giải đãi (lười biếng), Vong
niệm (dễ quên), Hôn trầm và trạo cử, Bất đối trì (do tâm lực mỏng nên để mặc
cho trạo cử), Quá độ đối trì (dùng tâm quá độ)
(4) Sáu lực là: Văn Lực giúp thành tựu Nội trụ tâm, Tư Lực giúp thành tựu Tục
trụ tâm, Chánh Niệm Lực giúp thành tựu An trụ tâm và Cận trụ tâm, Chánh Tri Lực
giúp thành tựu Điều phục tâm và Tịch tĩnh tâm, Tinh Tấn Lực giúp thành tựu Tối
cực tịch tĩnh và Chuyên chú nhất cảnh, Thục Luyện Lực giúp thành tựu Đẳng trì
tâm.
(5) Bốn phương pháp đặt định ý nghĩ: Lệ lực vận chuyển tác ý, Hữu gian khuyết
vận chuyển tác ý, Vô gian khuyết vận chuyển tác ý, Vô công dụng vận chuyển tác
ý.
(6) Thuật ngữ “Cộng thông” (Tạng ngữ: thun-mong) có nghĩa là thông thường,
chung chung, trong khi “Bất cộng thông” (Tạng ngữ: thun-mong ma-yin): có nghĩa
là không chung chung, không thông thường, hay đặc biệt, khác thường v.v… thuật
ngữ này thường xuất hiện trong các cách lý giải của Giáo Pháp khi người viết hoặc
người giảng ý muốn lựa ra một vài điểm đặc biệt khác thường để trao truyền Giáo
Pháp hoặc thực hành. Nếu thảo luận về Phật Giáo nói chung thì lúc đó “bất cộng
thông” biểu thị không phổ biến đối với người không phải Phật Giáo, ngoại đạo; nếu
thảo luận về Mahayana (Đại Thừa) thì lúc đó “bất cộng thông” có nghĩa là không
phổ biến đối với Hinayana (Tiểu Thừa); nếu thảo luận về Tantra (Mật Chú Thừa)
thì lúc đó “bất cộng thông” biểu thị không phổ biến đối với Paramitayana
(Ba-la-mật-đa Thừa) v.v…
Nguyên
tác Tạng ngữ từ “Lesson 11”, trong Giáo trình Phật Pháp “Lectures on Tibettan
Religious Culture” của Geshe Lhundup Sopa, do Viện Văn Khố Tây Tạng LTWA
(Library of Tibetan Works and Archives) phát hành. Tựa đề của bài do người dịch
đặt, trong nguyên tác không có tựa đề.
Ngữ
Lực Giới Hiền (Ngawang Tsultrim Zangpo) dịch từ Tạng văn sang Việt văn, qua sự
giảng dạy của thầy tỳ kheo Penpa Tsering, trường Cao học Tây Tạng Sarah.